Trong nông nghiệp, dê vẫn thường được mệnh danh là “Bò của người nghèo”. Đây là loại vật nuôi cực kỳ thích hợp để nuôi trên các vùng đất khô hạn. Đặc biệt là phù hợp với những nông dân ít vốn và có sự hạn hẹp về đất nuôi. Cùng với đó là việc chăn nuôi dê có rủi ro ít hơn so với những loài vật nuôi khác. Dê có khả năng kháng bệnh tật tuyệt vời, phát triển trong thời gian ngắn và đem lại nguồn doanh thu nhanh chóng. Dưới đây, hãy cùng CCRD tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi dê hiệu quả các bạn nhé!

Lợi nhuận từ việc nuôi dê

Lợi nhuận từ việc nuôi dê
Lợi nhuận từ việc nuôi dê

Chỉ với số vốn không quá cao, bà con có thể lựa chọn mô hình chăn nuôi dê giúp đem lại kinh tế bền vững và ít rủi ro. Mức giá tương tự như 1 con bò, bà con có thể mua được 10 con dê làm giống vô cùng chất lượng.

Tuổi thọ trung bình của dê từ 10 – 15 năm, bà con có thể nhanh chóng thu lợi nhuận bằng việc lấy sữa dê, thịt dê và cả con giống. Không những vậy, phân dê cũng là nguồn thu nhập không thể bỏ qua, chỉ cần được sơ chế qua máy ép viên cũng có thể làm thành phân bón để trồng cây.

Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn

Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn
Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn

Việc chọn giống nuôi dê là một trong những bước quan trọng mà người nông dân cần phải nắm để đưa ra hướng chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như môi trường chăn nuôi đặc thù để giảm thiểu được những rủi ro khi chăn nuôi.

Hiện nay, có 3 giống dê phổ biến trên thị trường, gồm có:

  • Dê Boer chuyên hướng thịt

Dê Boer có tên gọi bắt nguồn từ Hà Lan, Boer nghĩa là “người nông dân”. Giống dê này phát triển mạnh ở Nam Phi và bắt đầu được nuôi ở Việt Nam từ năm 2002.

Xem thêm  Gia cầm là gì? Gia cầm gồm những con gì phổ biến tại Việt Nam?

Đặc điểm nhận diện: màu lông khá khác biệt với lớp lưng trắng, hoặc hơi nâu, vàng nhạt. Cổ, hai bên hông và phần trên đuôi có màu đen, cũng có một số con lông trắng chạy sọc ở mặt. Tốc độ sinh trưởng nhanh và có cơ bắp đầy đặn. Loài dê Boer cũng cho ra khá nhiều sữa, tuy nhiên chu kỳ sữa lại khá ngắn.

Trọng lượng: vì là giống dê hướng thịt nên loại bê này có trọng lượng cao. Dê đực trưởng thành đạt từ 100 – 160kg/con, con cái trưởng thành đạt cân nặng từ 90 – 100kg/con.

Chu kỳ động đực kéo dài từ 18 – 21 ngày, có thể phối giống lần đầu vào 5 – 7 tháng tuổi. Con cái trung bình có thể đẻ từ 2 – 3 con/ lứa.

  • Dê Bách Thảo

Đây là loại dê lai giữa dê cỏ địa phương và một số giống dê nhập. Vì thế, loại dê này có khả năng thích nghi khá tốt với môi trường khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là các vùng có khí hậu nhiệt độ cao, nắng nóng.

Đặc điểm: Giống dê này dễ nhận biết với màu sắc khá đồng nhất, đó là màu đen chiếm 60% đàn. Trên dọc cổ, mặt, tai, bụng, chân có màu trắng. Tai cụp, mũi dô và đầu dài, đa số không có râu cằm.

Trọng lượng: Con trưởng thành đạt 75 – 80kg/con, con cái trưởng thành đạt 40 – 45kg/con. Dê Bách Thảo có tỷ lệ xẻ thịt cao, từ 40 – 45%, tỷ lệ thịt tinh đạt từ 30 – 35%.

  • Dê cỏ (hay còn gọi là dê địa phương)

Dê cỏ được bà con chăn nuôi lâu đời, hầu hết đèo theo phương pháp quảng canh, chăn thả nhỏ lẻ, manh mún.

Đặc điểm: Dê không có sự đồng nhất về màu lông. Một số màu nổi trội như màu nâu, màu đen, khoang đen trắng, màu trắng. Dê địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp, vóc dáng nhỏ và tỷ lệ xẻ thịt đạt từ 40 – 44%, tỷ lệ thịt tinh đạt khoảng 28 – 30%.

Vì sinh sống lâu đời nên loại dê này có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt và khả năng chống chịu tốt với bệnh tật.

  • Dê Boer lai
Xem thêm  Kỹ thuật nuôi vịt siêu lợi nhuận, năng suất cao cho nông dân

Dê Boer thuần chủng đạt trọng lượng cơ thể cao. Trong khi đó dê Bách Thảo lại có khả năng thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam, tỷ lệ xẻ thịt nhiều. Vì thế, 2 loại giống này khi được lai tạo với nhau sẽ mang lại năng suất cao trong chăn nuôi.

Kỹ thuật chăn nuôi dê

Nuôi dễ không khó, chỉ cần bà con có sự quan tâm và tâm huyết với nghề, chăm sóc đàn dê chu đáo thì chắc chắn sẽ được trả công xứng đáng. Bà con có thể tham khảo kỹ thuật chăn nuôi dê như sau:

Làm chuồng dê

Làm chuồng dê
Làm chuồng dê

Hướng chuồng: Khuyến khích chọn xây chuồng ở hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng luôn được mát mẻ và thông thoáng. Còn đối với phương pháp chăn nuôi thả tự nhiên thì không bắt buộc.

Vị trí chuồng: Chuồng dê không được ở nơi ẩm ướt, trũng nước, phải có áo che. Lựa chọn vị trí yên tĩnh, sạch sẽ, không gần sát khu dân cư, nguồn nước. Đảm bảo cho công đoạn quản lý, vệ sinh và chăm sóc.

Diện tích chuồng: Phụ thuộc vào số lượng từng đàn dê. Kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng yêu cầu bắt buộc có mật độ trung bình từ 1 -1.5con/m2.

Độ cao: khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất cao từ 50 – 80cm

Độ nghiêng của chuồng: Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 – 3% dốc dần về phía rãnh thoát nước.

Thành chuồng: được đóng bằng gỗ, tre, cao tối thiểu từ 1.5 – 1.8cm

Nên làm cửa chuồng để dễ quản lý và thuận tiện cho sự xuất bán đàn dê. Cửa yêu cầu rộng từ 60 – 80cm. Đối với mô hình nuôi dê nhốt tại chuồng khép kín, trong chuồng bà con phải treo máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô xanh và máng uống.

Thức ăn cho dê

Thức ăn cho dê
Thức ăn cho dê

Dê là loài động vật dễ tiêu thụ nhiều loại thức ăn cây cỏ khác nhau. Đối với thức ăn công nghiệp dễ thích những loại thức ăn từ các cây họ đậu.

Thức ăn thô xanh: gồm những loại hoa cỏ mọc tự nhiên, cỏ trồng, thân ngô, lá mía, sắn, dây khoai lang, thân chuối, thân cây họ đậu, rơm, các loại củ như bí bầu, củ cải, khoai lang,… Cung cấp đến 70% năng lượng cho dê.

Xem thêm  Mô hình chăn nuôi bò hiệu quả mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thức ăn tinh: đó là các loại hạt ngũ cốc, bột nghiền.

Thức ăn bổ sung: Các loại bột xương, bột cá, khô dầu, bột sò, chế phẩm sinh học, ure, mật rỉ đường.

Các loại thức ăn xanh cần được cắt nhỏ để dê có thể ăn hết phần lá, phần cuống cứng, tránh việc lãng phí.

Nước uống cho dê

Nước uống cho dê
Nước uống cho dê

Dê con dưới 2 tháng tuổi cần cung cấp 0,5 lít nước sạch/ngày. Còn đối dê trên 2 tháng tuổi nên được cung cấp tầm 5 lít nước/ ngày.

Phòng bệnh khi nuôi dê 

Phòng bệnh khi nuôi dê 
Phòng bệnh khi nuôi dê

Loài dê rất dễ bị mắc các loại bệnh như tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng,… Đây đều là các bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Dù là nuôi dê nhốt chuồng hay dê chăn thả thì bà con cũng cần nên lưu ý các biện pháp phòng ngừa bệnh tật cho dê như sau:

Dê mới mua về bạn cần cách ly từ 30 – 40 ngày trước khi nhốt dê vào chuồng

Luôn giữ cho trại chuồng được vệ sinh sạch sẽ, mát mẻ.

Khử trùng định kỳ cho chuồng trại bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%

Vệ sinh chuồng trại, tiêu nước, phát bụi rậm quanh chuồng để hạn chế mầm bệnh.

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên cho dê để phát hiện kịp thời con dê nào ốm yếu để cách ly.

Tuân thủ nghiêm chỉnh kịch bản tiêm ngừa vacxin cho dê theo chỉ dẫn của cơ quan thú ý. Mỗi năm tiêm 2 lần, mỗi lần cách 6 tháng.

Cần xổ giun cho dê ít nhất 2 lần/ năm để giữ cho sức khỏe tốt. Khi phối giống dê cần được xổ giun.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ của CCRD về kỹ thuật nuôi dê giúp bà con nông dân gia tăng lợi nhuận. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bà con nông dân trong việc chăn nuôi dê nhé!

Rate this post